Saturday, May 8, 2010

30/365: Giảng cafe and the me-called "Butterbeer"

Dedicated to nhoc:

I know you are in a hard time now. I am sorry I can't do anything for you but just wish you all the best. Hope the coming day won't be that ugly and things will go well. Miss you! :)


Cà phê Giảng - Hàng Gai: ...như không hề có cuộc chia ly

Những lời chào, những cái bắt tay, những nụ cười thân mật, những lời chúc, lời hẹn gặp lại... Họ là những người quen biết đã nhiều năm nay và cả những người chỉ biết mặt, nhưng cũng đã quen... Tôi cũng là một trong số đó.
Tôi đến đây trong buổi sáng cuối thu, tiết trời se lạnh rất đặc trưng Hà Nội, để chứng kiến và cảm nhận giờ phút chia tay với cà phê Giảng – Hàng Gai... Trong buổi sáng cuối cùng 20.11.2007 đó, tôi đã thấy ở từng người sự bồi hồi phảng phất. Tôi đã thấy họ – cả chủ và khách – không nói... nhưng dường như họ đều muốn nói “sẽ không hề có cuộc chia ly...”
Những người khách quen ở đây, thân đã vài chục năm, sơ thì cũng đã uống cà phê ở đây được vài năm. Phần đông khách quen cà phê Giảng đến đây trước giờ làm việc buổi sáng. Đó là giờ uống cà phê thích hợp của người Hà Nội... Buổi sáng ngày nào quán cũng đông khách quen – “khách chung thân”... Còn buổi tối thì phần đông thuộc lứa tuổi trẻ và lựa chọn của họ cũng đa dạng hơn chứ không chú ý nhiều đến cà phê.
Trong số khách quen của “Giảng”, những người ở gần quanh khu phố cổ cũng nhiều và những người ở xa cũng không ít. Có người buôn bán, có người làm nhà nước đã nghỉ hưu, cũng có người còn đang là công chức. Cái chung nhất ở họ là “gu” uống cà phê mỗi sáng ở đây. Khẩu vị có khác nhau, người thì thích uống nâu, có người chỉ uống đen nóng quanh năm suốt tháng, nhưng tất cả họ đều yêu cái quán cũ bình dị lâu năm giữa khu phố sầm uất, tấp nập, sôi động vào bậc nhất “kinh kỳ” này.

Quán cũ.

Từ năm 1946, cà phê Giảng ở số nhà 90 phố Cầu Gỗ, năm 1969 mới chuyển về số 7 Hàng Gai và "định cư" trong một số trí nhớ của người Hà Nội đến bây giờ bằng địa chỉ này. Ông Giảng vào nghề cà phê từ năm 1937. Ông làm bếp cho khách sạn Metropole rồi khách sạn Con Gà (sau là cửa hàng ăn uống Tràng Tiền), chuyên làm các món uống. Sang những năm Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, cả ông bà Giảng và nhiều con trai, con dâu đều phục vụ cho mậu dịch quốc doanh ngành ăn uống. Ông làm ở quán Gió công viên, bà làm ở cửa hàng Bốn Mùa. Cửa hàng ở nhà chỉ “đóng vai phụ”. Ông Giảng đã mất năm 1988. Bây giờ gia đình anh Đức, anh Hoà – những người con trai ông Giảng – vẫn nối nghề cha, và “vai phụ” đã trở thành “vai chính”. Cà phê vẫn giữ phong vị cũ... và một thái độ ân cần đúng mực dựa trên sự am hiểu khách hàng một cách lịch lãm... Một thái độ rất Hà Nội một cách kín đáo...
Cái riêng của “Giảng” là trứng: nâu trứng, bột đậu xanh trứng, ca cao trứng, bia trứng… Mọi người đã uống ở đây đều nhớ và nhắc nâu trứng ở Giảng như một món “đặc sản”. Tôi hay uống đen nóng nhưng lại thích ngắm và ngẫm nghĩ về món nâu trứng. Đã ngắm bao nhiêu lần nhưng lần nào tôi cũng có những cảm giác khó tả khi được nhìn, được hít hà, được nếm những màu, những mùi, những vị tưởng như tương phản, tưởng như khắc chế nhau được kết hợp một cách dịu dàng đến như vậy chỉ trong một chiếc tách nhỏ – khi màu đen nâu kết hợp với màu vàng non tươi, để hương thơm đặc trưng của cà phê quyện với mùi béo ngậy của kem trứng, để vị ngặm đắng tan trong vị ngọt ngào... Sự tương phản ngọt ngào đó giúp tôi cân bằng hơn khi nghĩ về cuộc sống vốn có những mâu thuẫn nhiều khi tưởng khó dung hoà...
… Rồi đến một ngày, một “đại gia” bất động sản thích mua lại cái vị trí đắc địa của “Giảng” ở Hàng Gai liền “gạ” đổi nơi đó cho gia chủ tới những địa điểm khác rộng rãi hơn “để bác tiện bán hàng hơn…”. Nếu so sánh doanh thu thì kinh doanh cà phê bình dân trên một địa điểm “không bình dân” như phố Hàng Gai là một “sự phí phạm lớn”. Nhà số 7 Hàng Gai được cải tạo, nâng cấp, trang hoàng lại nội thất và bây giờ cũng là một quán cà phê. Nhưng là cà phê Ý và fastfood…
Cuộc sống vận động và phát triển, âu cũng là quy luật, không ai có thể duy chủ quan mà níu kéo. Phố cổ Hà Nội đang chỉ còn là những mảnh vỡ dù những người hoài cổ xót xa tiếc nuối. Nhưng tôi vẫn tin một mạch ngầm còn chảy... Cái mạch ngầm văn hoá đó đã từng tưới mát nuôi dưỡng, làm nên tâm hồn người Hà Nội và nó sẽ còn tiếp tục làm điều đó, cho dù trên “lớp nước mặt” có thể lăn tăn sóng, có thể có nhiều tiếng gió lùa...
Cà phê Giảng được “nhân đôi” – trở thành “Giảng – Yên Phụ”, “Giảng – Nguyễn Hữu Huân”. Điều kiện ăn ở và bán hàng đều tốt hơn… nhưng day dứt nhớ những kỷ niệm về ngôi nhà, quán cũ và khách cũ…
Ngày mở quán Giảng – Hàng Gai đã lâu rồi, chẳng còn ai nhớ chính xác ngày nào. Nhưng ngày chia tay hôm nay thì tôi sẽ nhớ. Và dù sau này cà phê Giảng – Yên Phụ, cà phê Giảng – Nguyễn Hữu Huân sẽ in vào tâm thức một lớp người Hà Nội mới thì tôi vẫn nhớ một thời cà phê Giảng – Hàng Gai với một phong vị… và bao kỷ niệm riêng chung...
Theo Phương Hạnh
SGTT

Source


Nếu có thể viết một cuốn sách về văn hóa cafe ở Hà Nội thì cafe Giảng là một trong những cái tên đầu tiên có trong cuốn sách đó. Sự lâu đời, sự độc đáo, nét đặc trưng của Văn hóa Hà Nội, một chút bí quyết về chế biến cafe, ... những điều đó hòa quyện và tạo nên một "thương hiệu" (không chính thức) mộc mạc trong lòng người Hà Nội "cà phê Giảng". Với những người lỡ cỡ tuổi như chúng tôi, "trẻ chưa qua, già chưa tới", thì cafe Giảng đã gắn liền từ những năm cấp 3 - khi có đủ một chút tự do để đi lang thang cà phê, cà pháo với bạn bè, hút thuốc, khề khà trà đá quán cóc, hay nhâm nhi ly cà phê đen đặc như một cách để thể hiện mình "đã lớn" - và đi cùng đến tận giờ.

Nhắc đến cà phê Giảng hay cà phê Đinh (tôi sẽ viết ngay sau đây) là nhắc đến một thời tuổi trẻ, vô ưu tư, cuồng nhiệt nhưng cũng lặng lẽ với nhiều suy nghĩ, hay như một cậu bạn của tôi viết trên facebook rằng "Những kí ức xưa dội về, 1 thời Kiến Lửa đầy đam mê ...". Cái thời đó, với chúng tôi đã xa rồi. Mọi thứ thay đổi, con người cũng đâu ngoại lệ. Cà phê Giảng chia lẻ ra, cũng mất đi chất Hà Nội khá nhiều. Tôi không biết giữa bao nhiêu cơ hội làm ăn, liệu duy trì một quán cafe nhỏ có là một lựa chọn?

Tôi copy một số hình ảnh của cà phê Giảng xưa lên đây, từ facebook của cậu bạn tôi nhắc ở trên. Cũng là sưu tầm. Lũ chúng tôi đã từng quá trẻ để không nghĩ rằng cà phê Giảng cũ sẽ mất đi để mà cố lưu lại vào ký ức của mình nhiều hơn những hình ảnh đã xa này:







(ảnh: sưu tầm - khuyết danh)

Giảng mới nằm trên đường Yên Phụ, một con phố bận rộn không kém gì phố cũ nhưng ở một vị trí thoáng hơn. Quán nom tươm tất hơn. Khách vẫn có những chỗ ngồi trên những chiếc ghế nhựa nhỏ nhỏ vừa là ghế vừa là bàn hoặc cũng có chỗ ngồi trong nhà như một quán cafe bình thường khác. Có lẽ, người vẫn vậy, đồ uống cũng chẳng thay đổi gì mấy, khách vẫn quen, nhưng cảm giác cũ chẳng còn. Âu cũng là chuyện phải chấp nhận thôi. Hà Nôi ngày hôm nay cũng đâu còn bóng dáng cũ của một nơi đã quyến luyến biết bao con người "dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội".




 Cà phê Giảng nổi tiếng không chỉ vì cà phê ngon mà còn vì những món đồ uống độc đáo không nơi nào khác có, như cafe Trứng, Bia Trứng. Tôi không thích cafe Trứng cho lắm vì quá ngọt nhưng Bia Trứng thì thực sự rất thú vị. Hương vị thơm thơm, ngọt và béo của Trứng và Sữa đánh bông sẽ được trộn đều với hương vị bia hơi cay cay vị cồn và mát lạnh, có thể là bia Hà Nội, Sài Gòn hay bất kì loại bia nào tùy ý thích của bạn. Uống ly bia mà có cảm giác cứ muốn uống hoài, không muốn dứt ra cái vị ngầy ngậy (của trứng và sữa) hơi tê tê (của bia) đầu lưỡi. Bia uống hoài không say mà cũng chẳng muốn say để mà còn uống tiếp được nữa :)




Ai có mê truyện "Harry Potter" thì chắc hẳn sẽ rất muốn được một lần thử một ly Butterbeer ngon tuyệt cú mèo như những cô cậu phù thủy trong câu truyện thần tiên đó thường lựa chọn. Tôi tìm thấy công thức của Butterbeer trên Wikipedia thì thế này:

"Butterbeer

Butterbeer is the drink of choice for younger wizards. Harry is first presented with the beverage in Harry Potter and the Prisoner of Azkaban. Although House-elves can become intoxicated on Butterbeer, it has not been explicitly stated that there is alcohol in the drink. In the sixth book, Harry wonders what Ron and Hermione might do at Professor Slughorn's Christmas party "under the influence of Butterbeer", indicating that it could potentially lower inhibitions. J. K. Rowling said in her interview to Bon Appétit magazine that she imagines it "to taste a little bit like less-sickly butterscotch". Butterbeer can be served cold or hot but either way it has a warming effect. Roald Dahl used a similar word play in his book Charlie and the Chocolate Factory in chapter 23 when he mentioned the Oompa-Loompas getting drunk on butterscotch and buttergin.

Butterbeer was a real drink however, made from beer, sugar, eggs, nutmeg and butter back in Tudor times. British celebrity chef Heston Blumenthal recreated the drink for his show "Heston's Tudor Feast"[28].

It was announced in April of 2010 that a drink named after butterbeer is to be sold in an amusement park. It will have a sweet taste and would be sold inside of The Wizarding World of Harry Potter at Universal Orlando. It will not be an alcoholic beverage, and was taste-tested by JK Rowling herself."

(source: Wikipedia)

Uống Bia Trứng ở Giảng, không hiểu sao tôi đã mặc định đây chính là vị của Butterbeer mà tôi muốn thử. Uống vui và không say.


Got Beer! ^^

Add: 106 Yên Phụ Rd.

To Nhóc: I would like to bring you there to try this special drink someday. Let's set it as a tiny date besides the others ;) Hope to see you soon. Be strong! You are beloved! :)

No comments:

Post a Comment